
Hầu hết, nếu không phải là tất cả, các loại dược phẩm hiện đại; đều có gốc rễ phát triển từ thực vật học từ rất lâu rồi. Dù các ứng dụng từ việc sử dụng các thảo dược và thuốc ngâm để điều trị ngày nay gặp phải thái độ hoài nghi; và nụ cười gượng gạo từ nền văn hóa phương Tây; thế nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Qua hàng ngàn năm, các “ bí mật của Trung Hoa cổ đại” về y học toàn diện; đã được nhìn nhận rằng người Trung Quốc đã cực kì tiến bộ trong việc này. Giờ đây, với những loại tinh dầu cần thiết; cùng với những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học trên cơ thể người, và cần sa; họ đã giành lại được giá trị của mình. Cùng tìm hiểu về Cần sa và Châm cứu từ lịch sử lâu đời nhé.
Y học Trung Hoa và Cần sa
Cần sa được biết đến là “Ma”(tham khảo: Cần sa là gì), trong tiếng Trung nghĩa là “sự giúp đỡ, cần sa, và gây tê”. Nhằm hiểu được lịch sử y học của Cần sa thời xa xưa tại Trung Quốc đã tiến bộ đến mức nào; sau đây là vài tài liệu để tham khảo:
- Khoảng năm 2737 trước Công nguyên: Câu chuyện về Viêm Đế -Thần Nông cho rằng ông đã đem loài cây này cùng nhiều loại dược liệu khác vào ứng dụng y học.. Ông cũng được xem là “người đỡ đầu” của những người nghiên cứu về thảo mộc và các dược sư.
- Khoảng năm 2698-2205 TCN: Hiên Viên Hoàng Đế được cho rằng đã phát minh ra châm cứu, và viết ra Nội Kinh; hay còn gọi là Chinese Canon of Medicine. Văn bản này nêu ra ứng dụng của Cần sa và các loài thực vật khác dùng để điều trị bệnh.
- Năm thứ nhất sau công nguyên: Từ điển y học cổ nhất về thảo dược tính đến ngày nay – “Pen Ts’ao Ching” (Bản thảo kinh) đã liệt kê chi tiết nhiều ứng dụng của Cần sa vào y học Trung Hoa.
- Từ 140-208 sau công nguyên, Hoa Đà trở thành thần y đầu tiên sử dụng Cần sa; kết hợp cùng liệu pháp châm cứu nhằm gây tê cho bệnh nhân trong khi phẫu thuật.
- Năm 700 Sau công nguyên: Nơi cất giấu cổ xưa nhất trên Trái Đất cho Cần sa tính đến thời điểm bây giờ; được tìm thấy vào năm 2008, bên trong lăng mộ của một shaman (thầy tế, pháp sư) tại một vùng hẻo lánh tại Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một vị thần nữa tên là Magu (nghĩa đen: trinh nữ gai dầu) đem đến tuổi thọ cùng thuốc trường sinh.
Cần sa và châm cứu
Khả năng điều trị của cả hai phương pháp này dường như phát triển cùng nhau chung một thời đại; và vì lí do tốt. Châm cứu dùng những cây kim đâm vào dưới da để cân bằng lại dòng chảy của “chi”; dòng chảy năng lượng; tương ứng với một hệ thống các điểm được gọi là Hệ Thống Kinh Mạch. Trong khi điều này nghe có vẻ “không thực tế”; khoa học hiện đaị đã lên tiếng biện hộ cho phương pháp này. Chính hệ thống mà châm cứu vận dụng vào, thì thực tế nó là hệ thống endocannabinoid.
Giác hơi
Phương pháp “Giác hơi”, hoặc là liệu pháp chữa bênh bằng ngải- moxibustion. Theo truyền thống, người chữa bệnh sẽ làm nóng không khí bên trong cái cốc bằng cách đốt ngải cứu và Cần sa. Sau đó, họ sẽ đặt cái cốc đó lên da; và chân không sẽ tạo ra sự hút. Điều này sẽ “đẩy bệnh tật và chất độc” ra khỏi cơ thể. Cả hai phương pháp kết hợp có thể dùng bằng kim với thảo dược hoặc tinh dầu được đốt ở mũi kim.
Kết hợp Cần sa và Châm cứu
Phương pháp châm cứu tự hào về nhiều câu chuyện mà chính nó đã thành công; trong việc giúp nhiều người cai nghiện, giảm cân, hoặc khôi phục lại sức khỏe; giống như Cần sa vậy. Nếu bạn sống ở các bang đã được hợp pháp hóa; bạn nên tìm hiểu xem; liệu người châm cứu của bạn có được đào tạo về tính y học của cần sa không.
Cần sa đang dần được sử dụng rộng rãi trong việc gia tăng tính hiệu quả của nhiều phương pháp điều trị toàn diện. Kết hợp Cần sa cùng với phương pháp châm cứu có thể là một sự kết hợp hoàn hảo.
Liệu bạn đã từng được châm cứu để trị bệnh hay để bỏ thuốc? Bạn có từng dùng phương pháp này cùng Cần sa chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua Fanpage Cannabis Vietnam hoặc để lại bình luận dưới đây nhé.
- Lịch sử cổ đại: Sử dụng Cần sa khi mang thai
- 5 loại thuốc có thể thay thế bằng Cần sa

