
Các giống Cần sa, từ lâu trước khi có việc kiểm tra cannabinoid chỉ có thể được đo lường bằng các giác quan. Nó có mùi và vị như thế nào? Sự hấp dẫn bên ngoài của Cần sa, chắc chắn là đến từ sự thanh mảnh và hương thơm của búp Cần. Nhưng thứ thật sự luôn khiến chúng ta ngạc nhiên chính là màu sắc. 93% những người mua hàng đều ra quyết định mua dựa trên màu sắc và sự hấp dẫn thị giác. Và không có thứ gì đáng để “WOW” giống như một số cây xanh mà lại không phải màu xanh. Cần Tím, Đỏ & Xanh. Vậy những sắc màu đáng kinh ngạc của búp Cần là đến từ đâu?
Khoa học về màu sắc
Một số giống Cần sa thay đổi màu sắc khi chúng ra hoa. Điều bí mật gì đây? Di truyền học. Anthocyanin* là một nhóm gồm khoảng 400 phân tử màu sắc có thể tan trong nước được xếp vào loại các flavonoid. Chúng có màu đỏ, xanh hoặc tím tuỳ theo độ pH.
*Anthocyanin là hợp chất màu hữu cơ tự nhiên tan trong nước lớn nhất trong giới thực vật. Chúng thuộc nhóm flavonoid, có màu đỏ, đỏ tía, tím và xanh đậm xuất hiện trong trái cây, rau củ, hoa và thảo mộc.
Thú vị là, những flavonoid thường có màu vàng, do bắt nguồn từ tiếng la tinh “flavus”, nghĩa là màu vàng. Chúng cũng không hề liên quan gì đến hương vị, và thường rất đắng.
Tác động của mùa thu
Hãy nghĩ về những chiếc lá cây khi vào thu. Khi nhiệt độ giảm, chúng biến từ màu xanh sang màu đỏ, màu cam, màu vàng hoặc vàng đậm. Cần sa không tạo ra các màu cho đến tận nửa sau của giai đoạn nở hoa, với một vài ngoại lệ. Khi màu xanh phai nhạt, những màu sắc này xuất hiện và toả sáng.
Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng, vì nhiệt độ mát hơn làm ức chế sự sản xuất chất diệp lục. Chất diệp lục, bạn có thể nhớ từ môn khoa học năm lớp 6, là thành phần quan trọng của thực vật đối với sự quang hợp.
Với cây Cần sa, tuỳ thuộc vào dòng giống của các loài, những màu sắc nhất định sẽ xuất hiện khi bạn giảm nhiệt độ và chu kỳ ánh sáng ngắn lại, bắt chước sự thay đổi theo mùa.
Phạm vi lý tưởng để trồng Cần sa là độ pH từ 5,5 – 6,5. Nhưng trong quá trình ra hoa, bạn có thể dựa vào cách này hoặc cách khác để làm tăng lên hoặc giảm thiểu những anthocyanin nhất định, tạo ra những sắc màu nhất định.
Các giống có màu tím và xanh dương
Nhiều giống Cần xuất hiện với các tỉ lệ cannabinoid, hương vị, và anthocyanin khác nhau. Sự biến đổi đáng chú ý nhất của Cần sa xanh đó là màu tím. Các giống Cần như Purple Urkle, Grandaddy Purple và nhiều giống khác dễ dàng tạo ra chất màu này.
Những giống nhất định có quá nhiều đến nỗi bạn thậm chí không cần phải giảm nhiệt độ để thấy được sự biến đổi, khi cây bắt đầu tự nhiên mất bớt chất diệp lục khi đến cuối đời. Giống Cần sa Purple Orangutan có chứa một số màu trong khoảng màu tím và xanh đậm nhất trên thế giới.
Màu tím thường đến từ môi trường có độ pH trung tính hơn. Màu xanh cũng thích độ pH cao hơn so với phần lớn các giống Cần sa.
Các giống có màu đỏ và hồng
Ngày nay, những sợi lông màu đỏ đang xuất hiện nhiều hơn, nhưng những chiếc lá và búp Cần thật sự có màu đỏ gần như không phổ biến. Với loại Cỏ có màu hồng ngọc thực thụ, một số giống mang sắc đỏ trội như Bông Hồng Shaman, như đã mô tả trên, bạn sẽ phải tiến hành một số nghiên cứu.
Predator Pink biểu thị một số kiểu hình với màu hoa vân anh và màu hồng thật sự. Tuy nhiên, đừng đi mua những giống có màu đỏ hoặc hồng trong tên gọi. Điều này thường đề cập đến cả màu lông hoặc hương vị, giống như Chanh đào hay Bưởi chùm.
Bạn cũng có thể đánh tráo một chút biến đổi lá và búp Cần có màu hơi đỏ bằng cách điều chỉnh các chất dinh dưỡng. Sự thiếu hụt photpho có thể gây ra điều này, nhưng nó sẽ không được đẹp như hàng thật đâu nhé.
Các giống có màu vàng và cam
Các Carotenoid mang lại cho Cần sa những sắc vàng, vàng đậm và cam giống như cam quýt. Để có được những màu này, bạn cần những môi trường nhiều kiềm hơn. Nếu những màu này chiếm ưu thế hơn trong cây, chúng sẽ tự nhiên xuất hiện khi kết thúc kỳ ra hoa và chất diệp lục bắt đầu nhạt đi.
Màu cam sẽ hầu như ảnh hưởng đến các sợi lông và búp Cần, như Olive Oyl, Kandy Skunk, và một số phenos của Alien OG. Các giống có màu vàng gồm Wicked OG, Grapefruit và Lemon Kush, dĩ nhiên rồi.
Cần sa đen
Có một số giống Cần hiếm bị đậm màu đến nỗi chúng có vẻ có màu đen. Nguồn gốc của những di truyền học này đến từ các giống bản địa của Việt Nam, ví như Vietnamese Black. Tất cả những giống khác bắt nguồn từ các giống lai, chẳng hạn như Black Willy và Black Tuna, đều có lá và búp màu gỗ mun.
Ngoài ra, các giống có màu đen được chú ý vì các cơn high đầy ảo giác, tạo cảm giác lâng lâng. Nếu bạn muốn có hình ảnh, một cú đánh chắc chắn thành công. Màu đen như mực là do sự dư thừa quá nhiều tất cả những màu sắc trong lá. Với nhiệt độ ấm hơn, những sắc đỏ và tím đậm được thay thế bằng màu vàng và đỏ nhạt hơn ở một số trường hợp.
Những cách khác để tăng màu sắc của búp Cần
Các anthocyanin có thể xuất hiện trong các không bào của tế bào ở mô thực vật, lá và hoa. Đôi khi, chúng thậm chí còn xuất hiện ở chính cấu trúc hình tóc – lông của chúng. Chúng cũng hoạt động để thu hút các sinh vật thụ phấn giống như bướm và ong, trong khi ngăn cản các loài gây hại có thể ăn chúng hoặc đẻ trứng bằng cách đánh lừa để những loài này nghĩ là cây không khoẻ mạnh.
Ngoài độ pH và độ ẩm, sử dụng ánh sáng đèn LED với quang phổ nhất định có thể làm tăng việc sản xuất các anthocyanin trong các mô của cây Cần sa. Chúng hoạt động như là “phên che nắng” cho các cây, vì thế tăng cường nhiều tia UV hơn có thể khiến cây sản xuất nhiều hơn, tăng cường màu sắc.
Màu sắc và Công lực
Một quan niệm sai lầm phổ biến đó là những giống Cần có màu đậm thì thường mạnh hơn. Sự thật là màu sắc chẳng hề liên quan đến công lực, mà chỉ là sự hấp dẫn bên ngoài mà thôi. Tuy nhiên, các anthocyanin được biết đến là hoạt động như những chất chống oxy hoá công hiệu, và cũng được cho là có các đặc tính giảm đau, kháng viêm, và bảo vệ thần kinh.
Nghiên cứu gợi ý rằng một số các anthocyanin có ái lực chọn lọc đối với cả các thụ thể CB1 và CB2, tuỳ thuộc vào từng loại.
Vì thế, trong khi sự xuất hiện của các anthocyanin không làm biến đổi uy lực của các cannabinoid như THC, nó có thể mang lại cho giống Cần một tác động lân cận bổ sung đối với sức khoẻ.
Những cây khác có nhiều những phân tử này gồm blackberry (cây mâm xôi), blueberry (cây việt quất), raspberry, goji berry (quả mọng), blood organe (cam máu) và cranberry (mạn việt quất). Nhất là Mạn việt quất được ca ngợi vì các đặc tính chống oxy hoá mạnh, nhờ có các anthocyanin.
Liệu Cần sa với những sắc màu sống động có khiến bạn không thể cưỡng lại được không? Giống Cần hoang dại nhất mà bạn đã từng thử là gì? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua Fanpage Cần sa, Twitter Cần sa hoặc để lại bình luận ngay dưới đây nhé.

