
Mặc dù các nhà quản lý của Facebook gần đây cho biết họ sẽ sửa đổi chính sách về cần sa của mình, mạng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục xóa các tài khoản tận tâm, hết lòng vì dành lại tự do, giải phóng (và bán) loài cây này.
Nguyên đơn: Felicia Palmer, người thành lập Cannaramic Media Inc. để thúc đẩy giáo dục cần sa trực tuyến. Cô cũng là người sáng lập của SOHH.com, “trang web tin tức hip-hop lâu đời nhất thế giới”, theo lời của ông Javier Hasse tại Forbes.
Palmer đang được đại diện ủng hộ bởi David C. Holland, một luật sư của NORML (National Organization for the Reform of Marijuana Laws – Tổ chức Quốc gia về Cải cách Luật Cần sa).
Vụ kiện cáo buộc rằng Facebook Inc., công ty sở hữu Facebook và Instagram, đã thể hiện “mô hình kiểm duyệt và đàn áp thông tin” về việc “sử dụng cần sa hợp pháp”.
Facebook đã gỡ các tài khoản truyền thông xã hội của Palmer, sau khi cô trả tiền cho Facebook để quảng cáo cho Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Cannaramic của mình, một loạt các khóa học giáo dục sẽ giới thiệu cho mọi người các phương pháp an toàn và hiệu quả để sử dụng loài cây này.
Vụ kiện cũng cáo buộc rằng Palmer chỉ bắt đầu chiến dịch quảng cáo trên Facebook sau khi trang web này gợi ý, “khiến” cho cô ấy chi tiền vào Chương trình trả tiền cho quảng cáo, có thể được giảm giá khi dùng thử dịch vụ.
“Khi một công ty tư nhân như Facebook (tài nguyên truyền thông lớn nhất của chúng ta) cấm luồng thông tin này, thì về cơ bản nó là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, phúc lợi xã hội và sức sống kinh tế của cộng đồng của chúng ta”, ông Holland nói với Forbes.
Khi chiến dịch hợp pháp hóa cần sa đã càn quét cả quốc gia Hoa Kỳ (và cả thế giới), Facebook tiếp tục đối xử với cần sa như các loại ma túy đường phố bất hợp pháp khác. Các trang đại diện cho các công ty cần sa có giấy phép, những người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội và các chương trình giáo dục đã tạm thời bị chặn hoặc xóa vĩnh viễn bởi các quản trị viên vì vi phạm các điều khoản dịch vụ của công ty. Tuy nhiên, ngay cả các tài khoản không quảng bá việc sử dụng cần sa, chẳng hạn như các tài khoản cho các chương trình công bằng và mở rộng xã hội cũng đã bị chặn hoặc bị xóa.
Quyền tự do ngôn luận – và những gì cấu thành tự do ngôn luận – bùng cháy tại trung tâm của các cuộc tranh cãi trên Facebook. Sau khi càn quét việc xóa tài khoản các cơ quan truyền thông độc lập và những người biểu tình vì lẽ phải, Facebook và các công ty truyền thông xã hội khác đã bị buộc tội cắt giảm tự do ngôn luận.
Một trong những người tố cáo bao gồm Tổng thống Trump, người từ chối ủng hộ bất kỳ chính sách truyền thông xã hội mới nào chống lại phát ngôn thù địch với lý do truyền thông xã hội đã trở thành diễn đàn công cộng mới.
- Tham khảo: Tổng thống Trump hợp pháp hóa cây Gai dầu
Đầu năm nay, các quan chức của Facebook tuyên bố công ty sẽ xem xét và có thể sửa đổi các chính sách chống lại cần sa của họ trong bối cảnh hơn 30 tiểu bang Hoa Kỳ cải cách luật cần sa cho mục đích y tế hoặc giải trí, nhưng các cuộc thanh trừng vẫn tiếp tục.
Vài tuần trước, một đại diện của một công ty đã khoe rằng AI mới của Facebook có thể phân biệt bông cải xanh với nụ cần sa, bởi vì thậm chí việc đăng ảnh bữa trưa (không pha trộn cần sa) rõ ràng cũng có thể khiến bạn bị cấm trong những ngày này.
Tạp chí Cần sa Việt Nam trước đây cũng bị Facebook xóa mất fanpage gần 90k like, buồn ơi là buồn. Bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi qua Fanpage Cần sa, Twitter Cần sa hoặc để lại bình luận ngay dưới đây nhé.

