
Giống như tất cả mọi thứ trong thế giới Cần sa, tác động của loại thảo dược này lên phổi là một đề tài tranh luận sôi nổi. Hút bất kỳ loại nào thường gây tác hại đến phổi. Tuy nhiên, những nghiên cứu Cần sa gần đây đang làm thay đổi cuộc chơi. Đã từng có ý kiến rằng khói cần sa gây tác hại đến phổi giống như thuốc lá, nhưng những phát hiện trên quy mô lớn đã không tìm được mối liên quan chắc chắn về điều này. Tuy nhiên, vẫn có thể có những tác động lâu dài kèm theo một số phương pháp hút Cần sa thông thường. Seri Những lá phổi khỏe mạnh của chúng tôi sẽ đề cập đến những tác dụng tiềm ẩn của việc hút Cần sa lâu dài.
Tác dụng, tác động của việc hút Cần sa lâu dài
Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này. Cuộc nghiên cứu đã dừng lại ở ý kiến rằng hút cần sa không tránh khỏi việc làm tổn thương phổi không thể thay đổi được. Một cuộc nghiên cứu năm 2015 do Đại học Emory thực hiện đã đối chiếu số liệu từ những người hút cần sa trong độ tuổi 18 đến 59 cho đến những người không hút. Cụ thể là họ đã xem xét đến khả năng thở ra. Hơi thở kém là một dấu hiệu của bệnh phổi.
Kết quả? Không có sự khác biệt thống kê nào giữa những người hút cần sa và những người không hút Cần sa. Cả hai nhóm đều có thể tích thở giống nhau. Dưới đây là những gì mà nghiên cứu kết luận:
Sử dụng Cần sa trong suốt 20 năm mà không kèm theo những thay đổi có hại trong các phép đo độ khoẻ mạnh của phổi bằng phương pháp đo phế dung (cường độ thở).
Những người hút Cần sa nói rằng họ hút ít nhất 1 điếu một ngày. Do đó, một ngày một điếu trong vòng 20 năm mà không gây tổn thương phổi. Hơi ngạc nhiên phải không?
Tuy nhiên, những người hút Cần sa đã gặp phải một số tác động tiêu cực về đường hô hấp. Những người hút điếu nói rằng họ bị ho và đau họng nặng hơn. Những triệu chứng này lại không có ở những người sử dụng máy hoá hơi (Vaporizer).
Giáo sư Donald Tashkin, người đang nghiên cứu các tác động của việc hút Cần sa và hút thuốc lá hơn 40 năm qua cho rằng các triệu chứng viêm phế quản biến mất ngay sau khi bạn ngừng hút. Ông khẳng định rằng hút Cần sa thường xuyên “gây tổn thương có thể nhìn thấy được và ở mức độ nhẹ cho đường hô hấp lớn”, nhưng tổn thương này giảm đi và “không dẫn đến những bất thường nào trong chức năng của phổi”.
Thêm một nghiên cứu nữa từ Tashkin cho rằng tổn thương đến phổi thường tuỳ theo từng phương pháp hút cụ thể. Hút điếu gây tác hại nghiêm trọng hơn, hút bằng máy hoá hơi có ít tác hại hơn. Thức ăn làm bằng cần sa thì không làm tổn thương phổi.
Đối với những người hút nhiều Cần sa thì sao?
Có rất nhiều người hút Cần sa nhiều hơn một điếu một ngày. Nếu bạn là một tay hút Cần hạng nặng, bạn nên mua một cái máy hoá hơi. Trong khi tác động thực tế của khói Cần sa chưa được xác định chắc chắn, các chất hoá học và vật liệu cháy từ giấy cuốn được cho là làm tăng tình trạng viêm và gây kích ứng phổi.
Khi sử dụng nhiều Cần sa, sự kích ứng này có thể làm tăng sản xuất chất nhầy, viêm và làm tăng các triệu chứng viêm phế quản. Ở một số người, có giả thuyết cho rằng nó có thể làm cho các bệnh về phổi tăng lên. Tuy vậy, như Tashkin đã chỉ ra, mối liên hệ giữa hút cần sa và nhiễm trùng đường hô hấp thấp vẫn chưa được xác định chính xác. Ở những người bị bệnh khí thủng, di truyền học và các yếu tố môi trường cũng có thể gây ra bệnh.
Để phản đối lập luận này, dầu Cần sa Y tế có thể giúp giảm viêm và mở khí quản trong trường hợp bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nếu bạn đang có các triệu chứng này, hút Cần sa chắc chắn sẽ không phải là phương pháp sử dụng của bạn.
Allen St. Pierre, Giám đốc điều hành của Tổ chức Quốc gia về Cải cách Luật Cần sa (NORML – National Organization for the Reform of Marijuana Laws), đặt mọi thứ trong triển vọng. Ông nói với các phóng viên tại Think Progress*:
Đưa Cần sa vào trong phổi của bạn không phải là quyết định lành mạnh nhất bạn có thể đưa ra, nhưng nó trái ngược hoàn toàn với tổn thương do thuốc lá gây ra.
Về bệnh ung thư phổi thì sao?
Những tác dụng của việc hút Cần sa lâu dài
Như vậy cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh mối liên hệ giữa việc sử dụng Cần sa và bệnh ung thư phổi. Khói Cần sa có chứa một số chất gây ung thư giống như thuốc lá. Các chất gây ung thư thường được tìm thấy trong khói của các vật liệu cháy. Tuy nhiên, khi bạn hút cần sa tức là bạn đang hấp thụ THC và CBD.
Cả hai hợp chất cannabinoid này đều là các chất chống oxy hoá mạnh, bảo vệ các tế bào và DNA không làm tổn thương các gốc tự do như chất gây ung thư. Mặc dù, chưa được xác nhận nhưng các thuộc tính chống oxy hoá này có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của khói. Các hợp chất Cannabinoid cũng có các thuộc tính chống khối u mạnh. Ở điểm này, giả thuyết này vẫn chưa được kiểm chứng lâm sàng ở người.
Khi nói đến những người hút cần sa hạng nặng, các chất gây ung thư này phát tán càng cao. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thích hút blunt hoặc thích dùng giấy quấn để hút Cần sa. Nhìn chung, những người hút nhiều Cần được cho là phải đối mặt với nguy cơ bị tổn thương phổi. Theo nghiên cứu của Tashkin, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng khi nói đến những nguy cơ bị ung thư của việc hút nhiều Cần sa. Ông viết:
Mặc dù khói Cần sa có chứa một số chất gây ung thư và các hoạt chất ung thư nhưng những phát hiện của một số ít cuộc nghiên cứu dịch tễ tốt lại không nói đến việc tăng nguy cơ phát triển của bệnh ung thư phổi hay ung thư khí quản do hút Cần sa ở mức độ nhẹ hay vừa phải, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng liên quan đến khả năng có nguy cơ bị ung thư của việc dùng Cần sa lâu dài với liều lượng cao.
Phân tích của Tashkin được ủng hộ bởi một bài đánh giá đăng trên tạp chí Tạp chí Ung thư Quốc tế (International Journal of Cancer). Các nhà nghiên cứu xem xét số liệu từ 2159 trường hợp bị ung thư phổi và 2985 người khoẻ mạnh. Một lần nữa, họ đã không tìm thấy có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng Cần sa và tăng nguy cơ ung thư phổi. Họ kết luận:
Kết quả từ những phân tích chung của chúng tôi cung cấp rất ít bằng chứng về tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút Cần sa theo thói quen hay những người hút cần sa lâu dài, mặc dù không thể loại trừ khả năng bị tác động tiêu cực nếu sử dụng quá nhiều.
Vậy, nghiên cứu này đưa ra những tác động lâu dài của việc hút Cần sa là gì? Hút thuốc nói chung gây ra sự kích ứng. Đây không phải là thứ lành mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chưa chắc sử dụng Cần sa sẽ gây ra bất kỳ tác hại tiêu cực nào. Cuộc nghiên cứu về việc sử dụng nhiều Cần sa vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, chuyển sang dùng máy hoá hơi hay kết hợp các thức ăn trong thói quen sử dụng có thể hạn chế các rủi ro tiềm ẩn.
Chú thích bài viết:
Giáo sư Donald Tashkin: nhà nghiên cứu phổi người Mỹ và là giáo sư y khoa tại Đại học California – Los Angeles, người đã nghiên cứu ảnh hưởng của Cần sa lên phổi.
ThinkProgress là một trang web tin tức của Mỹ. Đây là một dự án của Trung tâm Quỹ hành động tiến bộ Mỹ (CAP Action), một tổ chức nghiên cứu chính sách công và tiến bộ. Judd Legum, thành lập ThinkProgress vào năm 2005. Các báo cáo của trang web đã được thảo luận bởi các cửa hàng tin tức chính thống và các tạp chí học thuật ngang hàng.
Tài liệu, nghiên cứu liên quan
- Nghiên cứu của Marc Kaufman (ngày 26 tháng 5 năm 2006). “Nghiên cứu không tìm thấy kết nối giữa Cần sa và Ung thư”. Đăng tại The Washington Post
- Nghiên cứu của Szalavitz, Maia (ngày 10 tháng 1 năm 2012). “Nghiên cứu: hút Cần sa không gây ra tổn thương phổi”.
- Nghiên cứu của Biello, David (ngày 25 tháng 5 năm 2006). “Nghiên cứu lớn không tìm thấy mối liên hệ giữa Cần sa và ung thư phổi”. Khoa học người Mỹ.
- và còn nhiều nhiều nghiên cứu khác chưa được liệt kê.
Bạn có bất cừ lời khuyên nào để làm cho những lá phổi khoẻ mạnh hơn không? Có muốn chia sẻ không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi trên qua Fanpage Cần sa hoặc để lại bình luận ngay dưới đây nhé.

